Cách lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Đất đai là tài sản quý giá và luôn gắn liền với con người. Khi bạn có nhã ý tặng ai đó một mảnh đất thì chứng tỏ mối quan hệ đó rất quan trọng. Thế nhưng “của cho không bằng cách cho”, cùng tìm hiểu cách lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất nhé!

Các trường hợp phải lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Khi rơi vào trong các trường hợp sau, bạn bắt buộc phải tiến hành lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất:

  • Bạn giao mảnh đất thuộc quyền sở hữu của bản thân cho một người khác (ví dụ con cháu) dưới hình thức quà tặng, không phải chi trả thêm bất cứ khoản phí nào
  • Bạn không muốn sau khi mình mất đi, người thân lại bị tranh chấp tài sản đất đai
  • Rõ ràng về các khoản thuế đất đai hoặc thuế phát sinh trên mảnh đất do ai đóng góp

Căn cứ pháp luật nào cho hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Có khá nhiều căn cứ cho việc lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất một cách chuẩn xác, trong đó nổi bật nhất là các điều luật sau:

  • Khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: về thời gian hợp đồng có hiệu lực là tính từ khi 2 bên cùng đồng thời ký kết, ngoại trừ có thêm thỏa thuận khác hoặc liên quan đến điều luật khác
  • Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất chỉ hợp pháp khi có công chứng, thời điểm hợp đồng bắt đầu bằng với ngày tháng năm ký kết hoặc sau khi hoàn thành xong các thủ tục chuyển giao quyền sử dụng đất
  • Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định: mọi giấy tờ, hợp đồng nằm trong bộ hồ sơ chuyển nhượng sử dụng đất và các tài sản liên quan đến đất đều phải có công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền
  • Khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định: văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Cách lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Bước 1: Hai bên cho và tặng xem xét thực tế

Khi bạn có ý định cho đi mảnh đất của mình, phải có hành động thăm dò xem bên kia có muốn nhận không, cũng như diện tích thực tế của miếng đất. Đảm bảo đây là tài sản riêng của bạn, hoặc đồng sở hữu nhưng đối tượng đồng sở hữu đồng ý với quyết định của bạn. Còn nếu mảnh đất của bạn vẫn đang có tranh chấp về quyền sở hữu, hoặc thuộc các dạng đất sắp được giải tỏa, đền bù… thì bạn nên giải quyết xong mới tiến hành cho tặng.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ lập hợp đồng

Một bản hồ sơ đầy đủ gồm có:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu của cả 2 bên cho và tặng
  • Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
  • Giấy tờ xác nhận tài sản riêng hay đồng sở hữu
  • Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn thuế thu nhập cá nhân, phí chuyển trước bạ
  • Đơn đăng ký biến động đất đai
  • Tờ khai lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
  • Tờ khai đăng ký thuế
  • Sơ đồ vị trí nhà đất

Bước 3: Nộp hồ sơ

hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

 

Thường thì nếu bạn đi theo dịch vụ của bên Văn phòng nhà đất, họ ngoài nhiệm vụ hướng dẫn bạn tận tình chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì cũng sẽ chịu trách nhiệm gửi hồ sơ của bạn đến cơ quan thuế và phòng Tài nguyên và Môi trường để xác định lại tính chứng thực của hồ sơ.

Sau thời gian nộp và hoàn tất hồ sơ, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của bạn cũng như giấy tờ nhà đất sẽ được cấp trong vòng không quá 10 ngày xử lý.

Nội dung khác trong quá trình lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Cho tặng một phần mảnh đất

 

Nếu bạn không muốn giao hết phần diện tích đất mà mình đang sở hữu thì phải tiến hành thêm bước đo đạc diện tích để tiến hành tách thửa. Điều này sẽ do văn phòng đất đai chịu trách nhiệm. Chỉ có lưu ý là diện tích tách không nhỏ hơn diện tích tối thiểu cho phép.

  • Chuẩn bị hồ sơ tách thửa gồm đơn đề nghị tách thửa và giấy chứng nhận sở hữu đất
  • Nộp cho Văn phòng nhà đất hoặc UBND cấp xã
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành đo đạc, chỉnh sửa, cập nhật thay đổi vào hồ sơ địa chính
  • Trao giấy chứng nhận mảnh đất đã tách cho chủ sở hữu

Thời gian giải quyết tối đa thủ tục tách thửa không quá 15 ngày. Sau đó tiến hành các bước lập hợp đồng cho tặng với thửa đất đã tách như bình thường.

Các khoản tiền phải nộp trong suốt quá trình công chứng hợp đồng

hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

  • Phí công chứng hoặc phí dịch vụ nếu bạn thuê người lo khoản hồ sơ
  • Thuế thu nhập cá nhân: ngoại trừ các trường hợp miễn thuế đã được quy định rõ ràng tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thì đều phải nộp mức phí bằng 10% giá trị của mảnh đất được nhận
  • Lệ phí trước bạ: những trường hợp được bỏ qua lệ phí trước bạ được để cập tại Khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP. Còn lại thì tính lệ phí trước bạ sẽ là 0,5% nhân với giá đất theo bảng quy định x diện tích miếng đất
  • Chi phí khác: lệ phí địa chính, khoản phí dành cho việc cấp quyền sử dụng đất. Những chi phí này dựa trên quy định của HĐND cấp tỉnh.

Trường hợp bên cho mất trong quá trình hoàn tất thủ tục

Nhiều trường hợp khá oái oăm là bên cho mất trong quá trình làm hồ sơ. Nếu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được ký nhận và công chứng hợp pháp, cùng các giấy tờ như quyền sở hữu đất, giấy tờ tùy thân đã được chứng thực thì vẫn tiến hành làm hồ sơ như bình thường. Tất cả các khoản thuế, phí sẽ dựa theo hợp đồng mà triển khai:

  • Nếu 2 bên cho tặng thuộc đối tượng miễn thuế: gần như không gặp khó khăn gì
  • Nếu thỏa thuận bên cho đất nộp phí: người thừa kế của bên cho có trách nhiệm hoàn thành khoản thuế này
  • Nếu thoả thuận bên nhận nộp phí: người nhận chỉ cần nộp đủ số phí là hồ sơ sẽ được hoàn tất.

Những thông tin phía trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng thể về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Chúc bạn dễ dàng áp dụng, đúng và đủ nội dung để có bản hợp đồng hợp pháp nhất!

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *