Đối với công trình nhà ở kết hợp với buôn bán thì chắc chắn sẽ thiết kế bản vẽ sẽ được chú ý và cẩn thận hơn nhiều so với việc xây dựng một công trình nhà ở thông thường. Đối với sự tích hợp này thì an toàn của các thành viên trong gia đình luôn được đặt lên hàng đầu. Vì thế khi thiết kế nhà vừa ở vừa buôn bán cần có những lưu ý gì? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích khi bạn có ý định thiết kế mô hình nhà ở và buôn bán.
Những lưu ý khi thiết kế nhà vừa ở vừa buôn bán
Trước hết, bạn cần đặc biệt quan tâm đến cửa chính của ngôi nhà, tốt nhất là thiết kế hai lớp cửa: cửa sắt, cửa kính và trang bị thêm hệ thống camera giám sát ở cửa.
Ngoài ra, một chú ý nữa là nếu gia đình bạn kinh doanh các mặt hàng như vàng bạc, đá quý, thì bạn cần phải lưu tâm đến khu vực sinh hoạt của gia đình.
Xác định loại hình kinh doanh phù hợp với ngôi nhà
Tùy thuộc vào cấu trúc của ngôi nhà mà bạn có thể lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp như:
- Nhà có diện tích lớn: thích hợp kinh doanh quán ăn, cafe,…
- Nhà diện tích nhỏ, có chiều sâu: có thể kinh doanh tạp hóa,…
Tính thẩm mỹ của ngôi nhà
Tính thẩm mỹ là một trong các yếu tố bạn cần quan tâm khi thiết kế nhà ở kết hợp mô hình kinh doanh. Bạn không cần phải trang trí lộng lẫy cho khu vực kinh doanh nhưng bạn hãy tạo ra một không gian thoáng mát, sạch sẽ, đầu tư hệ thống chiếu sáng, điều hòa,… để khách hàng có ấn tượng tốt và có những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ tại đây.
Và bạn cũng đừng quên thiết kế bảng hiệu cho cửa hàng nhé. Tùy vào khả năng sáng tạo để thiết kế bảng hiệu nhưng đừng quên các thông tin cần thiết như: tên, loại hình kinh doanh, địa chỉ cửa hàng…
Đảm bảo sự riêng tư
Đây là một yếu tố quan trọng quan trọng cần tính toán kỹ lưỡng trước khi tiến hành xây nhà vừa ở vừa buôn bán. Ngoài khu vực kinh doanh, thì những không gian sinh hoạt như nhà vệ sinh, nhà bếp hoặc hành lang cũng thường được khách hàng sử dụng. Vì vậy, bạn có thể suy nghĩ đến việc thiết kế một nhà vệ sinh riêng dành cho khách hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số vật dụng làm vách ngăn như tường, cửa xếp, cửa kính, chậu cây cảnh hoặc bình phong,… để ngăn cách khu vực kinh doanh với khu vực sinh hoạt chung của gia đình.
Thiết kế để hài hòa giữa các khu vực trong nhà
Khi thực hiện thiết kế nhà vừa ở vừa buôn bán thì bạn cũng nên lưu ý thật kỹ vấn đề này bởi vì không gian giữa các khu vực trong nhà sẽ khiến cho phong thủy nhà tốt hơn. Mà trong kinh doanh, buôn bán yếu tố phong thủy đóng vai trò vô cùng quan trọng, là điểm mấu chốt để bạn có kinh doanh thành công được hay không?
Một ngôi nhà hài hòa giữa các yếu tố sẽ giúp công việc kinh doanh được thuận lợi. Bạn thử nghĩ mà xem, nếu như không gian bán hàng chật hẹp, bức bối thì mấy ai sẽ đi ăn, đi mua hàng… đúng không? Chỉ 1 chút khéo léo, sắp xếp cẩn thận tài tình hơn một chút thì cũng sẽ khiến cho vận khí của ngôi nhà bạn thay đổi đáng kể đấy.
Lưu ý về không gian xung quanh nhà
Thông thường, với những kiểu thiết kế nhà ở kiêm mô hình kinh doanh thường được xây dựng san sát nhau. Vì vậy, bạn có thể thiết kế mặt tiền của ngôi nhà cho thêm bắt mắt, tạo được cảm tình với khách hàng khi mới tới, từ đó sẽ mang lại lợi nhuận cho cửa hàng.
Phần lớn những ngôi nhà ở thành phố thường sẽ được xây san sát nhau vì thế để có được một không gian xung quanh nhà thì khi thiết kế nhà vừa ở vừa buôn bán là một điều không phải đơn giản. Tuy nhiên không có nghĩa là không thể làm được nhé, bạn có thể sử dụng những hình vẽ để tạo nên không gian 3 chiều hay sử dụng cây, tiểu cảnh phong thủy…
Một mặt tiền thông thoáng, chan hòa với thiên nhiên… sẽ giúp cho việc buôn bán
Những mẫu nhà vừa ở vừa buôn bán phổ biến hiện nay
Mẫu thiết kế nhà vừa ở vừa buôn bán ở tầng 1
Đối với thiết kế nhà vừa ở vừa buôn bán tại tầng 1, bạn có thể phân chia các tầng với các mục đích sử dụng khác nhau như:
- Tầng 1: gồm không gian kinh doanh, WC cho khách
- Tầng 2: gồm phòng khách, phòng bếp cho gia đình và 1WC chung
- Tầng 3: 2 phòng ngủ khép kín, sân phơi đồ, phòng thờ
Mẫu thiết kế nhà vừa ở vừa kinh doanh quán cafe
Đối với mẫu thiết kế nhà vừa ở vừa kinh doanh cafe, các khu vực có thể sẽ được bố trí như sau:
- Tầng hầm: là khu vực để xe
- Tầng 1: bao gồm quầy bar và không gian kinh doanh cafe
- Tầng 2: là phòng khách, phòng bếp, 1 phòng ngủ khép kín của gia đình
- Tầng 3: sẽ gồm 2 phòng ngủ khép kín, phòng thờ, sân phơi của gia đình
Mẫu thiết kế nhà vừa ở vừa kinh doanh karaoke
Công năng sử dụng của các tầng đối với mô hình này được phân chia như sau:
- Tầng 1: bao gồm sảnh, quầy lễ tân, phòng ngủ khép kín, phòng bếp nấu, 1 WC khách, thang máy…
- Tầng 2 + 3 + 4: 12 phòng karaoke và WC đôi
- Tầng 5: phòng cho khách, 3 phòng ngủ, 1 WC chung
- Tầng áp mái: có thể đặt làm phòng thờ
Mẫu thiết kế nhà vừa ở vừa kinh doanh siêu thị mini
Khi kinh doanh siêu thị mini, một mô hình khá quen thuộc, bạn có thể thiết kế nhà ở với các khu vực như:
- Tầng 1: là siêu thị mini
- Tầng 2: phòng dành cho khách, phòng ngủ có khu phụ đầy đủ, khép kín
- Tầng 3: 3 phòng ngủ cho chủ nhà
- Tầng áp mái: gồm phòng thờ, kho, sân phơi
Qua những nội dung bài viết trên đề cập tới, hy vọng bạn đã có thêm được những thông tin và kiến thức hữu ích khi thực hiện thiết kế nhà vừa ở vừa buôn bán. Và chúc bạn sẽ sớm chọn được mẫu thiết kế kinh doanh phù hợp với ngôi nhà của mình.