Cốp pha là một loại thiết bị vô cùng quan trọng trong hoạt động thi công xây dựng. Chắc chắn những người trong ngành đều đã nắm rõ về yếu tố này nhưng cũng có không ít người chưa có chuyên môn hay không trong lĩnh vực này sẽ chưa thể hiểu rõ về nó. Vậy cốp pha là gì và tiêu chuẩn nghiệm thu cốp pha như thế nào? Mời các bạn theo dõi những thông tin trong bài viết này để nắm rõ hơn tiêu chuẩn nghiệm thu cốp pha nhé!
1. Cốp pha là gì?
Cốp pha còn được biết đến với các tên gọi khác như cốt pha, coppha,…Nguyên nhân là những từ này bắt nguồn từ tiếng Pháp là “Coffrage” và trong tiếng Anh, cốp pha là “Form-work“. Cốp pha có thể hiểu đơn giản là một dạng khuôn đúc bê tông, nó được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như: sắt thép, tole, gỗ,…
Tùy theo mỗi vùng miền mà người ta sẽ có cách gọi khác nhau. Vì thế, nếu gọi là “cốt pha” hay “cốp pha” thì vẫn đúng. Chức năng chính của cốp pha là định hình bê tông tươi, đảm bảo hệ bê tông cốt thép của công trình luôn vững chãi. Vì vậy, cốp pha là phụ kiện không thể thiếu trong thi công xây dựng.
Trước đây, cốp pha chỉ được làm chủ yếu từ gỗ, tre khá thủ công nhưng hiện nay, với công nghệ tiên tiến, cốp pha còn được làm từ nhiều loại vật liệu khác chất lượng hơn như: thép, nhôm, composite,tole,….
Hiện nay, có 2 loại cốp pha chính đang được sử dụng phổ biến trên thị trường xây dựng là: cốp pha cột và cốp pha sàn.
Có rất nhiều cách để phân loại cốp pha. Nếu dựa theo vật liệu chế tạo khuôn thì có 7 nhóm chính, nếu phân loại theo công nghệ thi công thì chia làm 3 nhóm chính, ngoài ra còn có thể phân loại theo công năng khuôn đúc và dạng kết cấu bê tông thành phẩm…
Sau khi nắm rõ cốp pha là gì, các bạn có thể tham khảo tiêu chuẩn nghiệm thu cốp pha để hiểu sâu hơn về thiết bị này trong thi công xây dựng.
2. Tiêu chuẩn nghiệm thu cốp pha
– Khuôn đúc phải kín khít: để có thể đảm bảo đựng được vữa bê tông tươi và lỏng ở trong nó.
– Hình dạng, kích thước và vị trí lắp đặt của khuôn đúc tại công trình phải đảm bảo đúng với thiết kế khuôn, nhằm chế tạo được kết cấu bê tông đúng với hình dạng, kích thước và vị trí theo thiết kế kết cấu đó.
– Khuôn đúc phải giữ được hình dạng để đảm bảo trong suốt quá trình hình thành nên kết cấu bê tông đó có thể chế tạo kết cấu bê tông và bê tông cốt thép( đặc biệt là ở giai đoạn thứ 2: giai đoạn ninh kết và đóng rắn bê tông). Để đảm bảo được yêu cầu này, cần phải tính toán thiết kế kết cấu khuôn đúc với trạng thái giới hạn thứ II: trạng thái giới hạn về biến dạng.
– Khuôn đúc phải đảm bảo có khả năng chịu lực, vì khuôn đúc phải chịu lực thay cho bê tông khi bê tông ở dạng vữa, có thể cả khi đã bê tông đã đóng rắn hay kết cấu bê tông
được hình thành. Cho đến khi bê tông đã đạt đến những giá trị cường độ có thể cho phép thì tháo dỡ khuôn( đặc biệt là ở giai đoạn thi công bê tông, là giai đoạn mà bê tông có nhiều loại tải trọng nhất cùng đồng thời tác động vào khuôn đúc nhưng lại hoàn toàn không có khả năng chịu lực).
Để đảm bảo được yêu cầu này, cần phải tính toán thiết kế kết cấu khuôn đúc với trạng thái giới hạn thứ I, là trạng thái giới hạn về cường độ.
– Khuôn đúc là thiết bị thiết yếu khi thi công nhưng chỉ sử dụng chúng tạm thời trong thời gian thi công, chế tạo kết cấu bê tông. Đến khi hình thành kết cấu bê tông và kết cấu bê tông đạt đến những giá trị cường độ nhất định, đủ để nó có thể tự chịu được tối thiểu là trọng lượng bản thân của mình, thì lúc này khuôn đúc cũng hết vai trò và cần được tháo dỡ đi. Tất nhiên nó có thể được tái sử dụng.
Vì vậy, cần phải thiết kế và chế tạo khuôn đúc sao cho việc tháo lắp được dễ dàng nhất.
– Ngoài ra, nếu muốn tái sử dụng khuôn đúc thì phải thiết kế và chế tạo khuôn đúc thật bền vững. Như vậy mới đảm bảo khuôn đúc có tuổi thọ cao, có thể sử dụng được nhiều lần cho mục đích làm khuôn.
3. Cấu tạo, chức năng của cốp pha
Cấu tạo cốp pha gồm 3 phần chính, đó là: ván mặt, sườn cứng và các phụ kiện liên kết. Trong đó:
+ Ván mặt là phần tiếp xúc trực tiếp với bê tông và có vai trò quan trọng giúp định hình bê tông.
+ Sườn cứng là bộ phận liên kết trực tiếp với mặt ván, sườn cứng đảm nhận khả năng chịu lực chính cho toàn bộ hệ thống.
+ Các phụ kiện liên kết là những phụ kiện có tác dụng liên kết các tấm cốp pha, đảm bảo kết cấu bền chặt của cốp pha.
Trong thi công xây dựng, cốp pha được dùng để làm khuôn, chứa vữa nhằm định hình bê tông.
Cốp pha cũng là bộ phận chịu lực, nhằm chống đỡ khi bê tông tươi chưa được định hình.
Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn đã nắm được tiêu chuẩn nghiệm thu cốp pha trong thi công xây dựng. Đây là yếu tố quan trọng quyết định nhiều đến chất lượng công trình nên việc lựa chọn cũng cần đặc biệt lưu ý.